Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

11 giao thức IoT kỹ sư điện cần biết (Phần 8): NFC

 Tiếp theo seri bài viết về các giao thức mà các kỹ sư điện cần biết khi thiết kế các ứng dụng trong lĩnh vực IoT, hôm nay BKAII và các bạn tiếp tục tìm hiểu về: NFC.  Đây là một giao thức truyền thông tương đối "lạ" đối với các kỹ sư giải pháp / thiết kế.

Vậy, NFC là gì?
NFC (Near-Field Communications) là công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn trong khoảng cách 4 cm. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị (smartphone, tablet, loa, tai nghe …) khi có sự tiếp xúc trực tiếp (chạm).
NFC dùng để làm gì?
Khi hai thiết bị đều có kết nối NFC, bạn có thể chạm chúng vào nhau để kích hoạt tính năng này và nhanh chóng truyền tập tin gồm danh bạ, nhạc, hình ảnh, video, ứng dụng hoặc địa chỉ website... Ở các nước phát triển, NFC còn được xem là chiếc ví điện tử khi có thể thanh toán trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng. 
Ngoài việc giúp truyền tải dữ liệu như trên thì NFC còn mở rộng với những công dụng ví dụ như bạn đến quán café có một thẻ NFC để trên bàn, trong thẻ này đã cài đặt sẵn wifi, thông tin của quán…lúc này bạn lấy chiếc điện thoại chạm vào NFC này thì máy sẽ bật tất cả tính năng được cài sẵn trong thẻ đó mà không cần phải nhờ gọi nhân viên. Hoặc tiên tiến hơn thì sau này có thể khi mua đồ trong siêu thị lớn thì quẹt NFC của điện thoại để thanh toán tiền luôn.
  • Standard: ISO/IEC 18000-3
  • Frequency: 13.56MHz (ISM)
  • Range: 10cm
  • Data Rates: 100–420kbps
>>> Xem tiếp:
>>> Các bài viết trước:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét