Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Vai trò của thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong công nghiệp

Vấn đề truyền thông trong công nghiệp là một vấn đề đóng vai trò huyết mạch và then chốt trong bất kỳ hệ thống công nghiệp nào. Nó giống như hệ thống giao thông trong xã hội ngày nay. Hệ thống giao thông không phát triển thì nền kinh tế của xã hội, đất nước đó không thể phát triển được. Trong hệ thống truyền thông trong công nghiệp, thì vai trò của các thiết bị chuyển đổi tín hiệu được coi là thành phần mang tính chất quyết định, nó giống như các "nhà phiên dịch" giữa các thiết bị không có cùng "ngôn ngữ giao tiếp" với nhau.
Hôm nay, BKAII xin trao đổi với các bạn về các khái niệm cơ bản và làm rõ vai trò của thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong công nghiệp nói chung và hệ thống truyền thông công nghiệp nói riêng .
Tín hiệu là gì?
Tín hiệu là một dòng điện hoặc từ trường được sử dụng để truyền tải tín hiệu từ nơi này đến nơi khác
Thiết bị chuyển đổi tín hiệu là gì?
Thiết bị chuyển đổi tín hiệu là thiết bị điện tử cho phép đầu vào là một dạng tín hiệu và đầu ra là một dạng tín hiệu khác
Vai trò của thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong công nghiệp
Các thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong công nghiệp ra đời từ các nhu cầu tất yếu là: Các sản phẩm trong công nghiệp, được sản xuất bởi các nhà cung cấp khác nhau, tương ứng là các chuẩn tín hiệu vật lý - điện khác nhau, do đó cần phải giải quyết việc không tương thích chuẩn giao tiếp khi cần kết nối giữa các thiết bị với nhau, hoặc khi cần tích hợp thành một hệ thống lớn.
 Các giao tiếp vật lý serial ( bao gồm RS232, RS485, RS422 ) thường được thiết kế để bảo vệ cách ly quang với các mô hình kết nối thông thường như điểm - điểm, điểm - đa điểm, đa điểm - đa điểm đáng tin cậy, thường được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thông điều khiển SCADA/DCS trong công nghiệp, hệ thống giao thông thông minh ( ITS ), các hệ thống an ninh, kiểm soát vào ra,...
Các giao tiếp qua Ethernet hay USB với khả năng Plug-Play, hỗ trợ truyền thông trong suốt, có độ tin cậy và an toàn cao.
Trong các bài toán yêu cầu khoảng cách truyền thông xa, thì các thiết bị chuyển đổi truyền thông sang dạng không dây ( GPRS/3G hoặc wifi/rf/zigbee) và chuyển đổi truyền thông sang dạng quang ( fiber optic ) cho phép việc truyền dữ liệu gần như không bị giới hạn khoảng cách địa lý và cũng không phải lo ngại về các vấn đề hay gặp như sốc điện, nhiễu điện trường,....giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu gần như tuyệt đối.
Các dòng sản phẩm chính mà BKAII đang phân phối gồm có:
 
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm và giải pháp, xin vui lòng liên hệ với BKAII để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Bộ dò vòng từ dùng để làm gì?

Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, hạ tầng giao thông ngày càng được nâng cao, rất nhiều tuyến đường cao tốc đã được xây dựng và đầu tư. Tương ứng trên mỗi tuyến đường, là hệ thống giao thông thông minh, bao gồm các trạm thu phí một dừng, các trạm cân quá tải đã thể hiện tốt vai trò trong việc quản lý và giám sát luồng giao thông một cách hiệu quả. Trong lĩnh vực khác, đi đôi với sự phát triển kinh tế, thị trường bất động sản đang vô cùng sôi động, hàng loạt các tòa nhà cao tầng, khu chung cư, các bãi đỗ xe thông minh,.... được xây dựng để đáp ứng nhu cầu nhà ở, nơi lưu giữ phương tiện....
         Khái niệm "bộ dò vòng từ" - là một khái niệm đang trở nên quen thuộc với các kỹ sư giải pháp trong việc thiết kế cho hệ thống bãi đỗ xe, trạm thu phí ETC/MTC, các trạm cân quá tải. Để làm rõ hơn về khái niệm trên, BKAII xin phép được mô tả rõ hơn về hệ thống sử dụng bộ dò vòng từ để các kỹ sư giải pháp mới tìm hiểu về lĩnh vực này được rõ.
 
MÔ TẢ CHUNG HỆ THỐNG ĐẦY ĐỦ:
  • Bộ dò vòng từ thường được dùng trong các bài toán phát hiện xe, đếm xe và phân loại xe.
  • Vòng từ cảm ứng: bản chất là các dây điện, được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định và chôn dưới mặt đường. Vòng từ cảm ứng được luồn ống dây để kéo về tới bộ dò vòng từ ở trên.
  • Bộ dò vòng từ sẽ liên tục quét sự kiện, việc cài đặt này được thao tác dễ dàng bằng các switch trên bộ dò vòng từ.
  • Việc kết hợp nhiều vòng từ cảm ứng với một số thiết bị khác sẽ giúp xác định và phân loại xe dễ dàng.
VÍ DỤ VỀ CÁCH BỐ TRÍ VÒNG TỪ CẢM ỨNG
  • Trạm thu phí 1 dừng: Thường sử dụng 3 vòng dò từ với thứ tự như sau: Vòng dò từ đầu tiên để phát hiện xe bắt đầu vào trạm thu phí, vòng dò từ thứ 2 dùng để kích hoạt các thiết bị khác như: biển báo LED yêu cầu thu phí, đèn giao thông báo hiệu sang màu đỏ yêu cầu dừng xe,... vòng dò từ thứ ba dùng để xác định xe đi ra khỏi trạm thu phí. Với bài toán này thì có thể sử dụng bộ dò vòng từ bốn kênh LD400 hoặc 02 bộ dò vòng từ LD200/LD202, hoặc 01 bộ dò vòng từ một kênh và 01 bộ dò vòng từ hai kênh
  • Trạm cân tải trọng: Thường sử dụng 2 vòng dò từ với mục đích phát hiện xe đến trước khi vào trạm cân và xe ra khỏi trạm cân tải trong. Với bài toán này thì chỉ cần sử dụng bộ dò vòng từ LD200 hoặc LD202 là được.
  • Bãi đỗ xe: Đây là bài toán có nhiều phiên bản khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Với bài toán đơn giản, chỉ cần mỗi cổng vào/cổng ra chôn 02 vòng dò cảm ứng để phát hiện xe bắt đầu đi vào cổng và xe đã đi vào trong cổng (tương tự với đầu ra). Hoặc phức tạp hơn thì sẽ dùng bộ dò vòng từ để xác định các vị trí xe còn trống bao nhiêu chỗ. Mỗi vị trí để xe sẽ chôn 01 vòng dò từ.
  • Hệ thống cảnh báo lên xuống hầm xe cho các tòa nhà chung cư: Để hiểu rõ hơn về hệ thống, BKAII đã có bài viết miêu tả giải pháp rõ ràng ở đây
CÁCH LỰA CHỌN BỘ DÒ VÒNG TỪ
Như ở trên đã phân tích, với mỗi bài toán cụ thể có cách chọn bộ dò vòng từ khác nhau, cách kết hợp cũng khác nhau, tùy thuộc vào từng kỹ sư giải pháp trong giai đoạn thiết kế ban đầu. Ở đây, BKAII xin điểm một vài yếu tố quan trọng liên quan đến việc lựa chọn thiết bị:
  • Số kênh: Bộ dò vòng từ thường có các loại một kênh, hai kênh, bốn kênh - tức là dùng cùng lúc được 1 vòng từ cảm ứng / 2 vòng từ cảm ứng / 4 vòng từ cảm ứng. Ví dụ ở bài toán trạm thu phí 1 dừng như ở trên, có 03 vòng từ cảm ứng, tương ứng sẽ có nhiều cách lựa chọn 1 kênh + 2 kênh / 2 kênh + 2 kênh/ 4 kênh
  • Nguồn: Ngoài ra, yếu tố nguồn sử dụng cũng là một yếu tố quan trọng, việc lựa chọn dùng nguồn 220VDC hay 12-24 VDC là tùy thuộc vào nguồn chung của các hệ thống/ hoặc nguồn của tủ điều khiển/ nguồn của nơi đặt bộ dò vòng từ, nên chọn cùng loại nguồn để tránh chi phí cho các bộ chuyển đổi nguồn và các yếu tố rủi ro về mặt thiết nguồn ( làm tăng độ rủi ro của hệ thống)
  • Truyền thông công nghiệp : Hiện nay các bộ dò vòng từ đều có option hỗ trợ truyền thông RS485, sử dụng giao thức truyền thông chuẩn công nghiệp Modbus RTU. Ví dụ: Nếu bạn cần giám sát online một hệ thống đếm xe, xem có bao nhiêu xe đi vào bãi đỗ xe, hệ thống này tách biệt với hệ thống quản lý xe, cần giám sát online ở trung tâm từ xa để quản lý. Thì lúc này, ý tưởng tốt nhất sẽ là dùng bộ dò vòng từ hỗ trợ truyền thông và modem gprs ip và phần mềm giám sát trung tâm. Vòng từ cảm ứng được nối về bộ dò vòng từ, bộ dò vòng từ sẽ nối vào gprs ip modem f2103 qua cổng rs485. Ở trung tâm sẽ có phần mềm sẽ giao tiếp với f2103 qua giao thức modbus RTU ( đây chỉ là ví dụ thôi nhé :) ) 
  • Hãng sản xuất: Đây là điều vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính ổn định của hệ thống mà bạn đang xây dựng. Các bạn nên tham khảo các hệ thống đang sử dụng là dùng sản phẩm của hãng nào? chất lượng ra sao?  Hiện nay ở thị trường Việt Nam đã có mặt sản phẩm của nhiều hãng sản xuất đến từ nhiều nước, ví dụ: procon - Australia , China, Taiwan... Nếu cần sự tư vấn, đừng ngại liên hệ với chúng tôi. Qua kinh nghiệm của BKAII đã cung cấp cho rất nhiều các trạm thu phí, các trạm cân quá tải, các bãi đỗ xe,....chúng tôi tự tin sẽ tư vấn cho các bạn sự lựa chọn tốt nhất cho giải pháp của mình!

Vai trò của Bộ dò vòng từ (Loop detector) trong các bãi gửi xe máy

Trong một loạt bài trước đây, BKAII đã trao đổi với các bạn các khái niệm về bộ dò vòng từ, cách lắp đặt sử dụng, sử dụng để làm gì,...?
Hôm nay, BKAII tiếp tục trao đổi với các bạn ứng dụng,vai trò cụ thể của bộ dò vòng từ được sử dụng trong các bãi gửi xe máy. Dưới đây là hình ảnh quen thuộc các bạn sẽ gặp khi vào gửi xe tại hầm giữ xe của chung cư/tòa nhà.
 Như các bạn biết, trình tự khi vào gửi xe sẽ như sau: Bạn đi xe máy -> Gặp barie thì dừng lại - > Nhân viên soát vé quẹt thẻ từ và đưa cho bạn -> Nạp thông tin ( camera chụp ảnh biển số xe + ID thẻ từ) -> Barie mở -> Bạn đi vào. Khi đi ra -> gặp barie bạn dừng lại trả thẻ -> Nhân viên soát vé quẹt thẻ từ -> check thông tin -> Barie mở -> Bạn đi ra.
Trước hết chúng ta nhắc lại khái niệm chung như sau: Vòng dò từ được chôn dưới đất ( khu vực có xe đi qua). Sau đó, vòng dò từ sẽ được nối về bộ dò vòng từ ( loop detector). Chức năng của cụm thiết bị này là để phát hiện xe. Như vậy, bộ dò vòng từ đóng vai trò như thế nào trong cả hệ thống này? Để làm rõ, chúng ta sẽ phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống giữ xe này các bạn nhé!
  1. Khi bạn đi xe vào gửi, gặp barie nên sẽ phải dừng lại trên vòng dò từ ( khoanh tròn đen, bên phải, ở ảnh trên). Tại đây, camera sẽ chụp ảnh biển số xe và gắn dữ liệu ảnh biển số xe đó vào thẻ từ mà nhân viên soát vé đưa cho bạn.
  2. Nhân viên soát vé bấm phím cho barie mở để bạn đi vào.
  3. Khi bạn đi qua, barie sẽ tự đóng. Vậy tại sao barie tự đóng được? Nguyên nhân là ở sau barie cũng có một vòng dò từ với chức năng chính là xác nhận xe bạn đã đi qua.
  4. Khi bạn xong việc, muốn đi ra khỏi hầm/bãi gửi xe. Tất nhiên bạn cũng phải lặp lại thao tác như lúc vào. Bạn cần trả vé tại chỗ nhân viên soát vé. Tại đây, camera sẽ chụp ảnh biển số xe, đồng thời nhân viên quẹt thẻ sẽ quẹt để check ngược thông tin. Nếu đúng, xin mời bạn ra
  5. Khi bạn đi qua barie, thì barie cũng tự đóng. Nguyên nhân như đã giải thích ở trên, có một vòng dò từ ( khoanh tròn đe, bên trái, ở ảnh trên).
  6. Với bài toán cụ thể này, thì có thể sử dụng 4 bộ dò vòng từ 1 kênh, hoặc 2 bộ dò vòng từ 2 kênh, hoặc 1 bộ dò vòng từ 4 kênh. Việc lựa chọn này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Để được tư vấn về bộ dò vòng từ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi
Như vậy, bạn thấy đấy, đã hết một chu trình bạn vào gửi xe và lấy xe ra. BKAII hy vọng bạn sẽ ko còn thắc mắc mấy cái khoanh tròn đen trên ảnh dùng làm gì nhé :). Bài viết chỉ nói về vai trò của bộ dò vòng từ và vòng dò từ, không đi sâu về camera hay bộ điều khiển xử lý ( thông thường là PLC hoặc một bộ CMU được lập trình). 

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Bộ dò vòng từ: câu hỏi phân biệt xe ô tô?

Hôm nay, BKAII sẽ trao đổi với các bạn về bộ dò vòng từ và một số khái niệm chuyên sâu. Để biết thêm về bộ dò vòng từ và nguyên lý hoạt động, xin vui lòng tham khảo tại đây
Sự khác nhau giữa việc nhận biết xe ô tô con với ô tô gầm cao hoặc xe tải?
 

Thông thường, một chiếc xe ô tô con ( kiểu xe sedan, ô tô 7 chỗ,...) sẽ làm tăng tần số phát hiện hơn các dòng xe gầm cao, SUV, xe tải. Điều này xảy ra là do các dòng xe gầm thấp sẽ tiếp xúc với vòng dò từ gần hơn. Các bạn có thể xem hình ở dưới minh họa. Như vậy, đối với bài toán phân biệt xe thì đây cũng là một căn cứ để nhận biết các bạn nhé. Các bạn cần lưu ý: Các xe càng nhỏ thì độ tăng tần số càng lớn. Đặc biệt, một điều khá thú vị là sự thay đổi tần số thường là cố định giữa 2 loại xe khác nhau, điều này lý giải tại sao bộ dò vòng từ cũng được thiết kế để phân loại xe.
Bộ dò vòng từ phát hiện xe dựa trên khối lượng kim loại của xe?
Điều này là hoàn toàn sai lầm các bạn nhé! Vòng dò từ tạo sự thay đổi tần số dựa trên bề mặt kim loại tiếp xúc, chứ không phải khối lượng. Các diện tích tiếp xúc càng lớn thì độ tăng tần số cũng lớn theo. Ví dụ minh hoa như hình ở dưới
Thông tin chi tiết, xin vui lòng xem tại đây

Sự khác nhau giữa truyền thông RS485 và RS422

🔥 Sự khác nhau giữa truyền thông RS485 và RS422
🌟 Chuẩn truyền thông RS422 là một chuẩn truyền thông nối tiếp ( serial). RS422 hỗ trợ truyền thông tốc độ cao và khoảng cách truyền dữ liệu dài. Mỗi tín hiệu được truyền trên một cặp dây ( 2 dây) và đó là sự khác biệt với các chuẩn truyền thông khác.
Chuẩn truyền thông RS422 là một chuẩn truyền thông nối tiếp ( serial). RS422 hỗ trợ truyền thông tốc độ cao và khoảng cách truyền dữ liệu dài. Mỗi tín hiệu được truyền trên một cặp dây ( 2 dây) và đó là sự khác biệt với các chuẩn truyền thông khác. Với khoảng cách 40 feet ( tương đương 12m) thì tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 100 Kilobytes trên giây. Một điện trở 120 - Ohm được mắc nối tiếp ở cuối đường truyền để ngăn chặn tín hiệu phản xạ và giao thoa. RS422 thường được sử dụng giữa một cặp thu phát này và một cặp thu phát khác. Tuy nhiên, ở mỗi đầu ra, có thể truyền tới tối đa 10 đầu nhận.
 Thông số kỹ thuật chuẩn RS422A
  • 1 Driver up to 10 Receivers
  • Chiều dài đường truyền và tốc độ tối đa:
    • 40 Feet = 12m 10 Mbits/sec
    • 400 Feet = 122m 1 Mbits/sec
    • 4000 Feet = 1219m 100 kbits/sec
Chuẩn truyền thông RS485 là một chuẩn truyền thông được xây dựng trên nền tảng chuẩn RS422. Điểm khác biệt chính là RS485 cho phép tối đa 32 cặp thu phát có mặt trên đường truyền cùng lúc. Tương tự, RS485 cũng cần một trở kháng 120 Ohm ở cuối đường truyền để ngăn chặn tín hiệu phản xạ và giao thua. Nếu có nhiều hơn một thiết bị cần truyền dữ liệu, thì đường RTS được sử dụng như một đường điều khiển, cho phép truyền dữ liệu.
Thông số kỹ thuật chuẩn RS485A
  • Up to 32 Driver/Receiver Pairs
  • Chiều dài đường truyền và tốc độ tối đa cho phép:
    • 40 Feet = 12m 10 Mbits/sec
    • 400 Feet = 122m 1 Mbits/sec
    • 4000 Feet = 1219m 100 kbits/sec
http://bkaii.com.vn/tin-nganh-2/124-su-khac-nhau-giua-truyen-thong-rs485-va-rs422