Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Hướng dẫn cấu hình F2103: gprs ip modem

Tài liệu này thuộc quyền sở hữu công ty TNHH Tự Động Hóa và Tin Học Công Nghiệp Bách Khoa (BKAII). Bất kỳ sự sao chép, sử dụng và tiết lộ mà không được sự cho phép từ phía công ty là vi phạm pháp luật của nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. Tài liệu này chỉ được sử dụng cho các thành viên và khách hàng của BKAII

Để có thể cài đặt và sử dụng modem F2103, ta cần chuẩn bị các hạng mục sau:
  • 01 địa chỉ IP mạng Wan, địa chỉ này khuyến cáo là địa chỉ IP tĩnh. Các IP này được các nhà cung cấp dịch vụ như FPT, Viettel, ….. Trong các thử nghiệm thì có thể dùng IP của modem ADSL cá nhân.
  • 01 port đã được mở / NAT port. Cách mở port/ NAT Port có thể search trên mạng với từ khóa ( port forward, open port, port forwarding,…)
  • 01 bộ modem F2013 ( modem F2103, nguồn, dây cáp RS232, Antenna)
  • Sim 3G. Cần đảm bảo Sim đã được đăng ký GPRS/3G.

Hướng dẫn mở port trên modem mạng TPLINK
Hiện tại, chúng ta có rất nhiêu loại DLS/ADSL Router và tất nhiên mỗi loại có nhiều giao diện người dùng khác nhau khi cấu hình port forwarding. Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết cách làm trên modem ADSL TPLink, đối với các modem ADSL khác, bạn có thể làm một cách tương tự.
Hướng dẫn config GPRS IP Modem
Thực hiện lần lượt các bước sau:
  • Cần 01 Sim có chức năng GPRS/3G (tốt nhất là sim 3G trọn gói). Đảm bảo sim kết nối internet thành công trên điện thoại.
  • Gắn Sim vào modem
  • Lắp Antenna, nguồn vào modem
  • Cấp nguồn cho modem
  • Các bước  config lần lượt như sau
    • Kết nối modem với máy tính bằng cáp đi kèm modem
    • Mở chương trình DTU config trên máy tính ra. Chương trình sẽ hiện như sau
  • Khi này, phần mềm yêu cầu re-power lại nguồn, chúng ta rút nguồn ra và cắm lại.
  • Kết quả như sau:
Các thông số cần điền để config: Đối với các bài toán sử dụng chức năng truyền thông thông qua mạng GPRS/IP thì các chức năng ta để mặc định. Chỉ quan tâm đến hai thông số sau:
  102.1.28.11: Đây là địa chỉ IP mạng WAN, có thể là IP tĩnh/động của máy tính – nơi cần đón luồng dữ liệu về. Nếu không biết, bạn có thể tra cứu địa chỉ IP này tại link: https://www.whatismyip.com/
8686: Đây là port trên máy tính đó, yêu cầu phải mở/NAT port này trước khi config thiết bị. Sau khi máy tính đã có dữ liệu về đến nơi, Port này có trách nhiệm đón luồng dữ liệu về ứng dụng của chúng ta.
  • Sau đó làm lần lượt theo thứ tự như trong hình vẽ dưới đây
         
Trên máy tính, cần bật một chương trình để lắng nghe tại port đã mở ( ở đây là port 8686). Ta có thể sử dụng các chương trình đơn giản để lắng nghe như phần mềm Hercules như sau:
Khi có báo Connected như trên, là việc cấu hình kết nối từ modem F2103/F2403 về máy tính đã thành công. Từ lúc này, dữ liệu từ thiết bị cần điều khiển giám sát sẽ qua cổng RS232 của modem F2103/F2403, qua hạ tầng mạng GPRS/3G, truyền về máy tính. 
Xem thêm:

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Điện lực Quảng Trị: Hiệu quả ưu việt từ giải pháp điều khiển từ xa Recloser



LCT:  Với sứ mệnh mang đến cho quý khách hàng các giải pháp và giá thành tối ưu nhất, BKAII đã đồng hành với hầu hết các công ty điện lực các tỉnh thành ở khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam trong giải pháp điều khiển và giám sát recloser từ xa thông qua việc tư vấn và cung cấp thiết bị  F2103 gprs ip modem, F2403 wcdma ip modem, Vigor 2912, STE100A,... Về hiệu quả của giải pháp, chúng tôi xin phép trích dẫn từ nguồn báo xây dựng (http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/xa-hoi/quang-tri-hieu-qua-uu-viet-tu-giai-phap-dieu-khien-xa-recloser.html), nội dung bài báo đã đánh giá hiệu quả tối ưu giải pháp và thiết bị của chúng tôi tại công ty điện lực Quảng Trị.
(Xây dựng) - Qua thực tế vận hành hệ thống lưới điện của Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị), việc đầu tư lắp đặt sử dụng Recloser trên lưới cho thấy được hiệu quả trong việc phân đoạn sự cố, giảm thiểu suất sự cố thoáng qua.
Tuy nhiên, hầu hết các vị trí lắp đặt Recloser nằm xa đơn vị quản lý vận hành, việc thao tác tại chỗ tương đối khó khăn, đặc biệt là ở những vùng núi xa xôi và nhất là vào mùa mưa bão. Vì vậy, giải pháp điều khiển xa Recloser là một sáng kiến thực sự đem lại hiệu quả trong công tác quản lý vận hành lưới điện, đặc biệt giúp cho việc phát hiện và xử lý sự cố trên lưới điện được thuận lợi và nhanh chóng.

v

Recloser được lắp đặt trên xuất tuyến 478-E4 Đông Hà. Router VPN (hộp màu đen) được lắp đặt tại tủ điều khiển Recloser NOJA.
Sáng kiến này của nhóm tác giả Huỳnh Tấn Thành (Giám đốc PC Quảng Trị), Võ Văn Hưng (Phó trưởng phòng Kỹ thuật), Nguyễn Văn Tài (Trưởng phòng Công nghệ thông tin) và Nguyễn Xuân Thuỷ (chuyên viên phòng Kỹ thuật). Mục tiêu được đưa ra là: Xây dựng được hệ thống giám sát và điều khiển thông qua giao tiếp truyền thông của Recloser thông qua đường truyền mạng di động kết nối máy tính điều khiển với Recloser bằng các phần mềm quản lý tương ứng. Hệ thống thu thập dữ liệu Recloser có khả năng thu thập dữ liệu trực tiếp theo thời gian thực từ các Recloser này, đảm bảo tính liên tục và chính xác của dữ liệu, phục vụ công tác vận hành và các ứng dụng nâng cao khác. Lưu trữ các sự kiện, thông số quá khứ phục vụ công tác vận hành, phân tích hệ thống điện.
Trên cơ sở đó, phương án phải thực hiện được giải pháp truyền thông kết nối các thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp (Reclosers, LBS) có giao thức IEC 60870-5-101/104 sử dụng công nghệ 3G/GPRS kết nối về văn phòng Công ty để thực hiện việc giám sát, điều khiển. Giải pháp truyền thông qua modem 3G/GPRS có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn rất nhiều lần so với phương thức truyền thông sử dụng modem UHF, tuy nhiên vẫn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về mặt kỹ thuật khi kết nối với hệ thống hiện có, đồng thời dễ dàng lắp đặt, sử dụng.
Nội dung chủ yếu của giải pháp là sử dụng moden có tính năng kết nối VPN (đóng vai trò VPN Client) kết hợp USB-3G (đóng vai trò trỏ ra Internet) kết nối với các thiết bị đóng cắt (Reclosers, LBS) cần giám sát trên lưới điện phân phối qua các cổng giao tiếp thông dụng như RJ45, USB, RS232 (với các thiết bị có giao tiếp USB, RS232 cần có thêm các bộ chuyển đổi qua chuẩn RJ45).
Các tín hiệu của thiết bị đóng cắt được kết nối vào mạng Internet nhờ một SIM đăng ký dịch vụ 3G. Modem kết nối với thiết bị, thông qua hệ thống 3G kết nối VPN về Modem FTTH có địa chỉ IP tĩnh (đóng vai trò VPN server) đặt tại phòng máy. Lúc đó, các thiết bị kết nối vào Modem sẽ giống như trong mạng nội bộ với máy tính điều khiển đặt tại trung tâm. Các máy tính này có thể thiết lập được các kênh truyền thông “trong suốt” (transparent) đến các thiết bị để điều khiển, giám sát… Vì vậy, tại trung tâm vận hành hệ thống sẽ lắp đặt 01 đường truyền internet tốc độ cao có địa chỉ IP tĩnh, modem phải có chức năng VPN serve; khai báo VPN server, phân dãi địa chỉ mạng cho từng vị trí điều khiển để kết nối, trỏ port cho modem kết nối trực tiếp từ máy tính ra thiết bị; trang bị 01 máy tính phục vụ công tác giám sát, điều khiển hệ thống.
Để tạo mạch liên lạc với các Recloser, thiết lập tại các điểm thiết bị đóng cắt (đối với các Recloser hãng Nulec, Noja Power với cổng truyền thông RJ45): Cấu hình và lắp đặt 01 modem có tính năng VPN Client để kết nối về VPN server đặt tại Phòng điều hành; cấu hình và lắp đặt 01 USB 3G kết nối modem ra Internet; cấu hình địa chỉ của thiết bị đóng cắt theo lớp địa chỉ của Modem VPN client để kết nối về trung tâm. Đối với các Recloser hãng Cooper, Tavrida, Siemens với cổng truyền thông RS232 thì thiết lập: Cấu hình và lắp đặt 01 modem công nghịệp có kết nối 3G, giao tiếp RS232 trỏ cổng thiết bị đến Modem đặt tại trung tâm; cấu hình kết nối chương trình Virtual Com trên máy tính điều hành để kết nối thiết bị.
Ngoài các thiết lập trên, cấu hình thiết lập hệ thống điều khiển tại trung tâm với giải pháp kỹ thuật, xây dựng hệ thống mạng riêng ảo (VPN) kết nối các tủ điều khiển Recloser lắp đặt trên lưới điện về trung tâm điều khiển và điều khiển các Recloser bằng phần mềm cung cấp bởi nhà sản xuất tương ứng với các Recloser, cụ thể là: Recloser U27 hãng Nulec sử dụng loại tủ điều khiển ADVC và PTTC sử dụng phần mềm WSOS5; Recloser OSM27 hãng Noja Power sử dụng phần mềm NOJA Power CMS; Recloser hãng Shingsung sử dụng loại rơ le SEL-351R sử dụng phần SEL-5010; Recloser hãng Cooper tủ điều khiển là FXB sử dụng phần mềm FX Programmer; Recloser hãng Tavrida sử dụng phần mềm TELUS SOFTWARE.

Router công nghiệp 3G IP Modem (thiết bị phía trên bên trái) được lắp đặt tại tủ điều khiển Recloser NULEC.
Ông Võ Văn Hưng, Phó trưởng phòng Kỹ thuật Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị), cho biết: “Giải pháp sáng kiến điều khiển xa Recloser ở PC Quảng Trị đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật, an toàn, nâng cao các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện, đặc biệt là các chỉ số SAIDI, MAIFI, đảm bảo hệ thống lưới điện các khu vực tỉnh Quảng Trị vận hành linh hoạt hơn, nâng cao chất lượng cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng. Chỉ số SAIDI Tổng công ty giao cho PC Quảng Trị trong năm 2016 là 1.250 phút, trong đó bảo trì bảo dưỡng 1.150 phút và sự cố là 100 phút. Trong 6 tháng đầu năm 2016, PC Quảng Trị thực hiện chỉ số SAIDI về sự cố là 22 phút, bằng 22% so kế hoạch năm”.
Việc triển khai lắp đặt điều khiển xa cho các Recloser được PC Quảng Trị triển khai từ tháng 12/2015 cho các Recloser đã lắp đặt trên lưới, đến cuối tháng 5/2016, tất cả 78 Recloser trên lưới điện tỉnh Quảng Trị đã được lắp đặt điều khiển xa về điểm điều khiển tập trung tại phòng Điều độ (sắp tới sẽ lắp thêm 5 Recloser nữa). Kể từ khi áp dụng sáng kiến giải pháp điều khiển xa Recloser, công tác quản lý sự cố lưới điện trên địa bàn PC Quảng Trị đã đem lại hiệu quả rõ rệt theo mục tiêu ban đầu đã đề ra, đặc biệt là việc thao tác đóng cắt các Recloser phục vụ công tác chuyển lưới, xử lý sự cố đã đáp ứng về thời gian, đảm bảo yêu cầu của công việc.
Theo tính toán, sau khi áp dụng công nghệ điều khiển xa Recloser, thời gian mất điện theo chỉ số SAIDI trong năm sẽ giảm khoảng 270 phút so với trước đây, tương ứng với sản lượng điện không mất đi là 500.000kWh Ngoài ra còn tiết kiệm được chi phí nhân công đi thao tác đóng cắt, thay vì trước đây phải cần 2 công nhân di chuyển từ đơn vị quản lý đến máy cắt mất khoảng thời gian trung bình 30 phút để thực hiện thao tác đóng cắt. Tính chung lại, ước tính hiệu quả kinh tế làm lợi đem lại khoảng 850 triệu đồng/năm.
Hữu Tiến-Tuấn Nghĩa

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Hướng dẫn upgrade firmware cho modem gprs ip F2103/F2403

Hôm nay, BKAII sẽ hướng dẫn các bạn cách upgrade chi tiết firmware cho gprs/3g ip modemF2103/F2403. Để thực hiện, chúng ta sẽ thực hiện lần lượt theo các bước sau:
 Kết nối modem F2103 với máy tính bằng dây cáp kết nối RS232 đi kèm theo modem. Lưu ý, lúc này modem không được cấp nguồn.
Chạy chương trình upgrade ( Tool có sẵn trong đĩa CD đi kèm sản phẩm hoặc vui lòng liên hệ với BKAII để được cung cấp ).
Click vào nút "Open" để chọn cổng COM, sau đó click vào nút "Load" để dẫn đến nơi chứa file firmware. Sau khi lựa chọn được file firmware chính xác, vui lòng click "Down" để bắt đầu tiến trình upgrade cho modem.
Cấp nguồn cho modem, hệ thống sẽ tự động bắt đầu Upgrade.
Khi xuất hiện thông báo "Download OK", tức là quá trình upgrade đã hoàn thành.

Như vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản ở trên, các bạn đã có thể tự upgrade firmware cho hệ thống của mình rồi. Hãy liên hệ với BKAII để chắc chắn rằng bạn đã có phiên bản firmware chính xác cho ứng dụng của mình!
BKAII Co.,LTD

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Vai trò của thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong công nghiệp

Vấn đề truyền thông trong công nghiệp là một vấn đề đóng vai trò huyết mạch và then chốt trong bất kỳ hệ thống công nghiệp nào. Nó giống như hệ thống giao thông trong xã hội ngày nay. Hệ thống giao thông không phát triển thì nền kinh tế của xã hội, đất nước đó không thể phát triển được. Trong hệ thống truyền thông trong công nghiệp, thì vai trò của các thiết bị chuyển đổi tín hiệu được coi là thành phần mang tính chất quyết định, nó giống như các "nhà phiên dịch" giữa các thiết bị không có cùng "ngôn ngữ giao tiếp" với nhau.
Hôm nay, BKAII xin trao đổi với các bạn về các khái niệm cơ bản và làm rõ vai trò của thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong công nghiệp nói chung và hệ thống truyền thông công nghiệp nói riêng .
Tín hiệu là gì?
Tín hiệu là một dòng điện hoặc từ trường được sử dụng để truyền tải tín hiệu từ nơi này đến nơi khác
Thiết bị chuyển đổi tín hiệu là gì?
Thiết bị chuyển đổi tín hiệu là thiết bị điện tử cho phép đầu vào là một dạng tín hiệu và đầu ra là một dạng tín hiệu khác
Vai trò của thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong công nghiệp
Các thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong công nghiệp ra đời từ các nhu cầu tất yếu là: Các sản phẩm trong công nghiệp, được sản xuất bởi các nhà cung cấp khác nhau, tương ứng là các chuẩn tín hiệu vật lý - điện khác nhau, do đó cần phải giải quyết việc không tương thích chuẩn giao tiếp khi cần kết nối giữa các thiết bị với nhau, hoặc khi cần tích hợp thành một hệ thống lớn.
 Các giao tiếp vật lý serial ( bao gồm RS232, RS485, RS422 ) thường được thiết kế để bảo vệ cách ly quang với các mô hình kết nối thông thường như điểm - điểm, điểm - đa điểm, đa điểm - đa điểm đáng tin cậy, thường được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thông điều khiển SCADA/DCS trong công nghiệp, hệ thống giao thông thông minh ( ITS ), các hệ thống an ninh, kiểm soát vào ra,...
Các giao tiếp qua Ethernet hay USB với khả năng Plug-Play, hỗ trợ truyền thông trong suốt, có độ tin cậy và an toàn cao.
Trong các bài toán yêu cầu khoảng cách truyền thông xa, thì các thiết bị chuyển đổi truyền thông sang dạng không dây ( GPRS/3G hoặc wifi/rf/zigbee) và chuyển đổi truyền thông sang dạng quang ( fiber optic ) cho phép việc truyền dữ liệu gần như không bị giới hạn khoảng cách địa lý và cũng không phải lo ngại về các vấn đề hay gặp như sốc điện, nhiễu điện trường,....giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu gần như tuyệt đối.
Các dòng sản phẩm chính mà BKAII đang phân phối gồm có:
 
Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm và giải pháp, xin vui lòng liên hệ với BKAII để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Bộ dò vòng từ dùng để làm gì?

Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, hạ tầng giao thông ngày càng được nâng cao, rất nhiều tuyến đường cao tốc đã được xây dựng và đầu tư. Tương ứng trên mỗi tuyến đường, là hệ thống giao thông thông minh, bao gồm các trạm thu phí một dừng, các trạm cân quá tải đã thể hiện tốt vai trò trong việc quản lý và giám sát luồng giao thông một cách hiệu quả. Trong lĩnh vực khác, đi đôi với sự phát triển kinh tế, thị trường bất động sản đang vô cùng sôi động, hàng loạt các tòa nhà cao tầng, khu chung cư, các bãi đỗ xe thông minh,.... được xây dựng để đáp ứng nhu cầu nhà ở, nơi lưu giữ phương tiện....
         Khái niệm "bộ dò vòng từ" - là một khái niệm đang trở nên quen thuộc với các kỹ sư giải pháp trong việc thiết kế cho hệ thống bãi đỗ xe, trạm thu phí ETC/MTC, các trạm cân quá tải. Để làm rõ hơn về khái niệm trên, BKAII xin phép được mô tả rõ hơn về hệ thống sử dụng bộ dò vòng từ để các kỹ sư giải pháp mới tìm hiểu về lĩnh vực này được rõ.
 
MÔ TẢ CHUNG HỆ THỐNG ĐẦY ĐỦ:
  • Bộ dò vòng từ thường được dùng trong các bài toán phát hiện xe, đếm xe và phân loại xe.
  • Vòng từ cảm ứng: bản chất là các dây điện, được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định và chôn dưới mặt đường. Vòng từ cảm ứng được luồn ống dây để kéo về tới bộ dò vòng từ ở trên.
  • Bộ dò vòng từ sẽ liên tục quét sự kiện, việc cài đặt này được thao tác dễ dàng bằng các switch trên bộ dò vòng từ.
  • Việc kết hợp nhiều vòng từ cảm ứng với một số thiết bị khác sẽ giúp xác định và phân loại xe dễ dàng.
VÍ DỤ VỀ CÁCH BỐ TRÍ VÒNG TỪ CẢM ỨNG
  • Trạm thu phí 1 dừng: Thường sử dụng 3 vòng dò từ với thứ tự như sau: Vòng dò từ đầu tiên để phát hiện xe bắt đầu vào trạm thu phí, vòng dò từ thứ 2 dùng để kích hoạt các thiết bị khác như: biển báo LED yêu cầu thu phí, đèn giao thông báo hiệu sang màu đỏ yêu cầu dừng xe,... vòng dò từ thứ ba dùng để xác định xe đi ra khỏi trạm thu phí. Với bài toán này thì có thể sử dụng bộ dò vòng từ bốn kênh LD400 hoặc 02 bộ dò vòng từ LD200/LD202, hoặc 01 bộ dò vòng từ một kênh và 01 bộ dò vòng từ hai kênh
  • Trạm cân tải trọng: Thường sử dụng 2 vòng dò từ với mục đích phát hiện xe đến trước khi vào trạm cân và xe ra khỏi trạm cân tải trong. Với bài toán này thì chỉ cần sử dụng bộ dò vòng từ LD200 hoặc LD202 là được.
  • Bãi đỗ xe: Đây là bài toán có nhiều phiên bản khác nhau từ đơn giản đến phức tạp. Với bài toán đơn giản, chỉ cần mỗi cổng vào/cổng ra chôn 02 vòng dò cảm ứng để phát hiện xe bắt đầu đi vào cổng và xe đã đi vào trong cổng (tương tự với đầu ra). Hoặc phức tạp hơn thì sẽ dùng bộ dò vòng từ để xác định các vị trí xe còn trống bao nhiêu chỗ. Mỗi vị trí để xe sẽ chôn 01 vòng dò từ.
  • Hệ thống cảnh báo lên xuống hầm xe cho các tòa nhà chung cư: Để hiểu rõ hơn về hệ thống, BKAII đã có bài viết miêu tả giải pháp rõ ràng ở đây
CÁCH LỰA CHỌN BỘ DÒ VÒNG TỪ
Như ở trên đã phân tích, với mỗi bài toán cụ thể có cách chọn bộ dò vòng từ khác nhau, cách kết hợp cũng khác nhau, tùy thuộc vào từng kỹ sư giải pháp trong giai đoạn thiết kế ban đầu. Ở đây, BKAII xin điểm một vài yếu tố quan trọng liên quan đến việc lựa chọn thiết bị:
  • Số kênh: Bộ dò vòng từ thường có các loại một kênh, hai kênh, bốn kênh - tức là dùng cùng lúc được 1 vòng từ cảm ứng / 2 vòng từ cảm ứng / 4 vòng từ cảm ứng. Ví dụ ở bài toán trạm thu phí 1 dừng như ở trên, có 03 vòng từ cảm ứng, tương ứng sẽ có nhiều cách lựa chọn 1 kênh + 2 kênh / 2 kênh + 2 kênh/ 4 kênh
  • Nguồn: Ngoài ra, yếu tố nguồn sử dụng cũng là một yếu tố quan trọng, việc lựa chọn dùng nguồn 220VDC hay 12-24 VDC là tùy thuộc vào nguồn chung của các hệ thống/ hoặc nguồn của tủ điều khiển/ nguồn của nơi đặt bộ dò vòng từ, nên chọn cùng loại nguồn để tránh chi phí cho các bộ chuyển đổi nguồn và các yếu tố rủi ro về mặt thiết nguồn ( làm tăng độ rủi ro của hệ thống)
  • Truyền thông công nghiệp : Hiện nay các bộ dò vòng từ đều có option hỗ trợ truyền thông RS485, sử dụng giao thức truyền thông chuẩn công nghiệp Modbus RTU. Ví dụ: Nếu bạn cần giám sát online một hệ thống đếm xe, xem có bao nhiêu xe đi vào bãi đỗ xe, hệ thống này tách biệt với hệ thống quản lý xe, cần giám sát online ở trung tâm từ xa để quản lý. Thì lúc này, ý tưởng tốt nhất sẽ là dùng bộ dò vòng từ hỗ trợ truyền thông và modem gprs ip và phần mềm giám sát trung tâm. Vòng từ cảm ứng được nối về bộ dò vòng từ, bộ dò vòng từ sẽ nối vào gprs ip modem f2103 qua cổng rs485. Ở trung tâm sẽ có phần mềm sẽ giao tiếp với f2103 qua giao thức modbus RTU ( đây chỉ là ví dụ thôi nhé :) ) 
  • Hãng sản xuất: Đây là điều vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính ổn định của hệ thống mà bạn đang xây dựng. Các bạn nên tham khảo các hệ thống đang sử dụng là dùng sản phẩm của hãng nào? chất lượng ra sao?  Hiện nay ở thị trường Việt Nam đã có mặt sản phẩm của nhiều hãng sản xuất đến từ nhiều nước, ví dụ: procon - Australia , China, Taiwan... Nếu cần sự tư vấn, đừng ngại liên hệ với chúng tôi. Qua kinh nghiệm của BKAII đã cung cấp cho rất nhiều các trạm thu phí, các trạm cân quá tải, các bãi đỗ xe,....chúng tôi tự tin sẽ tư vấn cho các bạn sự lựa chọn tốt nhất cho giải pháp của mình!

Vai trò của Bộ dò vòng từ (Loop detector) trong các bãi gửi xe máy

Trong một loạt bài trước đây, BKAII đã trao đổi với các bạn các khái niệm về bộ dò vòng từ, cách lắp đặt sử dụng, sử dụng để làm gì,...?
Hôm nay, BKAII tiếp tục trao đổi với các bạn ứng dụng,vai trò cụ thể của bộ dò vòng từ được sử dụng trong các bãi gửi xe máy. Dưới đây là hình ảnh quen thuộc các bạn sẽ gặp khi vào gửi xe tại hầm giữ xe của chung cư/tòa nhà.
 Như các bạn biết, trình tự khi vào gửi xe sẽ như sau: Bạn đi xe máy -> Gặp barie thì dừng lại - > Nhân viên soát vé quẹt thẻ từ và đưa cho bạn -> Nạp thông tin ( camera chụp ảnh biển số xe + ID thẻ từ) -> Barie mở -> Bạn đi vào. Khi đi ra -> gặp barie bạn dừng lại trả thẻ -> Nhân viên soát vé quẹt thẻ từ -> check thông tin -> Barie mở -> Bạn đi ra.
Trước hết chúng ta nhắc lại khái niệm chung như sau: Vòng dò từ được chôn dưới đất ( khu vực có xe đi qua). Sau đó, vòng dò từ sẽ được nối về bộ dò vòng từ ( loop detector). Chức năng của cụm thiết bị này là để phát hiện xe. Như vậy, bộ dò vòng từ đóng vai trò như thế nào trong cả hệ thống này? Để làm rõ, chúng ta sẽ phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống giữ xe này các bạn nhé!
  1. Khi bạn đi xe vào gửi, gặp barie nên sẽ phải dừng lại trên vòng dò từ ( khoanh tròn đen, bên phải, ở ảnh trên). Tại đây, camera sẽ chụp ảnh biển số xe và gắn dữ liệu ảnh biển số xe đó vào thẻ từ mà nhân viên soát vé đưa cho bạn.
  2. Nhân viên soát vé bấm phím cho barie mở để bạn đi vào.
  3. Khi bạn đi qua, barie sẽ tự đóng. Vậy tại sao barie tự đóng được? Nguyên nhân là ở sau barie cũng có một vòng dò từ với chức năng chính là xác nhận xe bạn đã đi qua.
  4. Khi bạn xong việc, muốn đi ra khỏi hầm/bãi gửi xe. Tất nhiên bạn cũng phải lặp lại thao tác như lúc vào. Bạn cần trả vé tại chỗ nhân viên soát vé. Tại đây, camera sẽ chụp ảnh biển số xe, đồng thời nhân viên quẹt thẻ sẽ quẹt để check ngược thông tin. Nếu đúng, xin mời bạn ra
  5. Khi bạn đi qua barie, thì barie cũng tự đóng. Nguyên nhân như đã giải thích ở trên, có một vòng dò từ ( khoanh tròn đe, bên trái, ở ảnh trên).
  6. Với bài toán cụ thể này, thì có thể sử dụng 4 bộ dò vòng từ 1 kênh, hoặc 2 bộ dò vòng từ 2 kênh, hoặc 1 bộ dò vòng từ 4 kênh. Việc lựa chọn này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Để được tư vấn về bộ dò vòng từ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi
Như vậy, bạn thấy đấy, đã hết một chu trình bạn vào gửi xe và lấy xe ra. BKAII hy vọng bạn sẽ ko còn thắc mắc mấy cái khoanh tròn đen trên ảnh dùng làm gì nhé :). Bài viết chỉ nói về vai trò của bộ dò vòng từ và vòng dò từ, không đi sâu về camera hay bộ điều khiển xử lý ( thông thường là PLC hoặc một bộ CMU được lập trình). 

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Bộ dò vòng từ: câu hỏi phân biệt xe ô tô?

Hôm nay, BKAII sẽ trao đổi với các bạn về bộ dò vòng từ và một số khái niệm chuyên sâu. Để biết thêm về bộ dò vòng từ và nguyên lý hoạt động, xin vui lòng tham khảo tại đây
Sự khác nhau giữa việc nhận biết xe ô tô con với ô tô gầm cao hoặc xe tải?
 

Thông thường, một chiếc xe ô tô con ( kiểu xe sedan, ô tô 7 chỗ,...) sẽ làm tăng tần số phát hiện hơn các dòng xe gầm cao, SUV, xe tải. Điều này xảy ra là do các dòng xe gầm thấp sẽ tiếp xúc với vòng dò từ gần hơn. Các bạn có thể xem hình ở dưới minh họa. Như vậy, đối với bài toán phân biệt xe thì đây cũng là một căn cứ để nhận biết các bạn nhé. Các bạn cần lưu ý: Các xe càng nhỏ thì độ tăng tần số càng lớn. Đặc biệt, một điều khá thú vị là sự thay đổi tần số thường là cố định giữa 2 loại xe khác nhau, điều này lý giải tại sao bộ dò vòng từ cũng được thiết kế để phân loại xe.
Bộ dò vòng từ phát hiện xe dựa trên khối lượng kim loại của xe?
Điều này là hoàn toàn sai lầm các bạn nhé! Vòng dò từ tạo sự thay đổi tần số dựa trên bề mặt kim loại tiếp xúc, chứ không phải khối lượng. Các diện tích tiếp xúc càng lớn thì độ tăng tần số cũng lớn theo. Ví dụ minh hoa như hình ở dưới
Thông tin chi tiết, xin vui lòng xem tại đây