Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Ứng dụng modem F2103: GPRS IP Modem trong lĩnh vực quan trắc khí tượng thủy văn

Khí tượng thủy văn là chuyên ngành khoa học nghiên cứu về khí hậu, thời tiết nhằm theo dõi và dự báo khí hậu, thời tiết. Từ xa xưa, con người đã biết quan sát, ghi chép những số liệu về khí tượng thủy văn, thiên văn để nhằm tìm ra các mô hình và khả năng phỏng đoán, dự báo các hiện tượng thời tiết, thủy văn trong tương lại. Ở Việt Nam, ông cha ta từ xưa đã có những biện pháp theo dõi và dự báo khí hậu , thời tiết được truyền tới con cháu đời sau thông qua các câu dân ca, ca dao vẫn được lưu truyền đến ngày nay: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, hay “ chim én bay thấp thì mưa”…. . Hiện nay, theo chiến lược phát triển ngành Khí tượng thủy văn đến năm 2020 của nước ta, ngành khí tượng thủy văn có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đặc biệt là trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

Hệ thống mạng lưới quan trắc Khí tượng thủy văn của nước ta đang ngày một được hoàn thiện bao gồm các hệ thống trạm khí tượng bề mặt, trạm khí tượng nông nghiệp, trạm thủy văn, trạm khí tượng thủy văn, trạm vô tuyến thám không, trạm radar thời tiết, trạm quan trắc kiểm soát môi trường khí và nước…. Được sự quan tâm của Đảng, chính phủ và nhà nước, hiện nay hệ thống mạng lưới quan trắc đang dần được đầu tư, đổi mới các loại thiết bị máy móc trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao…nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công tác khí tượng thủy văn phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai.

Như chúng ta đã biết, nếu trong nền kinh tế của đất nước thì mạng lưới giao thông đóng vai trò huyết mạch, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn nền kinh tế, thì trong hệ thống mạng lưới quan trắc cũng vậy, hệ thống truyền tin, dữ liệu từ các trạm quan trắc tại hiện trường về trung tâm để xử lý dữ liệu đóng vai trò quan trọng không kém. Từ những ngày đầu của ngành Khí tượng thủy văn nước ta, các quan trắc viên hàng ngày theo chu kỳ phải đến từng cột đô ghi chép thủ công các thông số như lưu lượng nước, mực nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, lưu lượng mưa,…. Sau khi lấy được số liệu thô, các quan trắc viên sẽ phải tổng hợp bằng tay các số liệu vừa lấy được để báo cáo với đài thủy văn các khu vực. Cường độ công việc theo từng giờ, từng ngày, đặc biệt là trong ngày mưa bão, chính vì thế, người quan trắc viên luôn luôn tập trung cao độ trong công việc, xử lý chính xác từng con số, bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ gây hậu quả khôn lường.

Ngày nay, đi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các quan trắc viên sẽ bớt vất vả hơn nhờ có các trạm quan trắc tự động, toàn bộ các thông số như nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, mực nước, lưu lượng mưa….sẽ được ghi chép theo chu kỳ đo được cài đặt trước một cách tự động. Dữ liệu từ các trạm quan trắc sẽ được tự động truyền về trung tâm, về các đài thủy văn khu vực,…thông qua thiết bị F2103: GPRS IP Modem. Hiện giờ, với hạ tầng mạng viễn thông GPRS/3G đã được các nhà cung cấp dịch vụ mạng như Viettel, Mobiphone, Vinaphone,…phủ sóng rộng khắp toàn quốc. Điều này khiến các quan trắc viên không cần phải đến tận nơi từng cột đo để ghi chép số liệu, không phải chịu mưa nắng sấm chớp, thiên tai khắc nhiệt như xưa nữa.

Để biết thêm chi tiết về giải pháp quan trắc online sử dụng modem F2103: GPRS IP Modem trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, xin quý khách vui lòng liên hệ BKAII để biết thêm chi tiết!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét